TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TRUNG TÂM TVPL – ĐTNH Số:19 /TB-TT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 7 năm 2017 |
THÔNG BÁO
Khoá đào tạo “Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ xã, phường”
Căn cứ Luật Cán bộ, Công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghi định số 92/2009 /NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, môt số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 5 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Quyết định số 163/2016/QĐ-TTg ngày 25 tháng 1 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025.
Trên cơ sở “Kế hoach đào tạo ngắn hạn” của Trường Đại học Luật – Đại học Huế; Nhằm trang bị kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật mới nhất cho cán bộ cấp xã, phường (gồm cán bộ lãnh đạo, cán bộ Tư pháp, Địa chính, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân). Thực hiện “Kế hoạch Bồi dưỡng và Đào tạo ngắn hạn” theo nhiệm vụ và chức năng do Hiệu trưởng Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế giao cho, Trung tâm Tư vấn pháp luật và Đào tạo ngắn hạn thông báo về việc tổ chức khóa đào tạo “Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ xã, phường” như sau:
- ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Tất cả cán bộ cấp xã, phường (Gồm cán bộ lãnh đạo, cán bộ Tư pháp, Địa chính, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân).
- THỜI GIAN, KINH PHÍ VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO
- Thời gian: 02 tuần (vào các ngày thứ 7 và Chủ nhật) hoặc 04 ngày (vào các ngày hành chính).
- Kinh phí thực hiện: tùy theo số lượng học viên tham gia, Cụ thể:
– Từ 50 – dưới 100 học viên: 2.500.000 đ/học viên (trong đó, Học phí: 2.200.000 đồng, Lệ phí:300.000 đồng (Lệ phí gồm tiền tài liệu, lệ phí cấp Chứng Chỉ));
– Từ 100 – dưới 150 học viên: 2.000.000 đ/học viên; (trong đó, Học phí là 1.700.000 đồng, Lệ phí: 300.000 đồng;
– Từ 150 – 200 học viên: 1.500.000 đ/học viên (trong đó, Học phí: 1.200.000 đồng, Lệ phí: 300.000 đồng);
- Địa điểm: Trường Đại học Luật – Đại học Huế hoặc tại các cơ sở liên kết theo sự thống nhất giữa đơn vị đào tạo và cơ quan quản lý.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC. Gồm:
Chuyên đề 1: Pháp luật về Khiếu nại, tố cáo và Kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
Chuyên đề 2: Nghiệp vụ hòa giải và Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về Dân sự và Hôn nhân gia đình;
Chuyên đề 3: Quản lý đất đai và kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai ở địa phương;
Chuyên đề 4: Pháp luật về Công chứng, chứng thực.
- QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI HỌC
– Học viên được học các chuyên gia là Giảng viên, Luật sư, Luật gia, là những Giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn; có thâm niên công tác nhiều năm trong lĩnh vực pháp luật.
– Học viên được Giảng viên tư vấn miễn phí về những vấn đề liên quan đến nội dung chuyên đề học sau khi học xong khóa học.
– Học viên được cấp Chứng chỉ “Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ xã, phường” do Trung tâm tư vấn pháp luật và Đào tạo ngắn hạn thuộc Trường Đại học Luật – Đại học Huế cấp.
- LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ HỌC
Các đơn vị liên hệ tại: Trung tâm Tư vấn pháp luật và Đào tạo ngắn hạn
– Địa chỉ: Nhà Thực hành Luật, Tầng 1 Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Đường Võ Văn Kiệt, Phường An Tây, TP Huế.
– Điện thoại liên hệ tư vấn trực tiếp: 0913.421.866 (Cô Hải Ngọc) hoặc qua email: lethihaingocluat@gmail.com.
Trung tâm Tư vấn pháp luật và Đào tạo ngắn hạn thuộc Trường Đại học Luật, Đại học Huế mong muốn nhận được sự hợp tác của các đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi để tất cả các Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân đang công tác tại đơn vị được tham dự khoá bồi dưỡng theo quy định.
GIÁM ĐỐC
TS. Lê Thị Hải Ngọc |
STT | TÊN CHUYÊN ĐỀ | Số tiết giảng | GIẢNG VIÊN DỰ KIẾN | CHỨC VỤ |
1 | CHUYÊN ĐỀ I: Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân | 10 | TS Nguyễn Duy Phương ThS Hoàng Ngọc Thanh, ThS Nguyễn Thị Châu | |
2 | CHUYÊN ĐỀ II: Chứng thực và công tác hộ tịch | 10 | ThS Trần Việt Dũng CCV Lê Thanh Hà | |
3 | CHUYÊN ĐỀ III: Nghiệp vụ hòa giải và kỹ năng hòa giải các tranh chấp về Dân sự và Hôn nhân gia đình | 20 | ||
3.1 | Nghiệp vụ hòa giải | 10 | ThS Lê Thị Nga ThS Lê Thị Hải Ngọc | |
3.2 | Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về Dân sự và Hôn nhân gia đình | 10 | TS Đoàn Đức Lương ThS Đào Mai Hường | |
4 | CHUYÊN ĐỀ IV: Quản lý đất đai và kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai ở địa phương | 20 | ||
4.1 | Quản lý đất đai | 10 | ThS Lê Thị Phúc Luật Sư Đặng Ngọc Hạnh | |
4.2 | Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai ở địa phương | 10 | TS. Đoàn Đức Lương ThS Lê Thị Phúc , Luật sư Đặng Ngọc Hạnh | |
6 | NGHIÊN CỨU, VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ |
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ 1
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN (10 tiết)
Chương 1. Những vấn đề cơ bản của Luật Khiếu nại, tố cáo
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Những quy định của pháp luật về Khiếu nại, tố cáo.
- Những nội dung cơ bản của Luật Khiếu nại, tố cáo
Chương 2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
2.1 Thẩm quyền của thủ trưởng các cơ quan hành chính
2.2 Thẩm quyền của cơ quan Thanh tra
Chương 3. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính.
3.1 Thủ tục khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầ
3.2 Những vụ việc không được thụ lý giải quyết
3.3 Tính công khai, dân chủ trong trình tự, thủ tục giải quyết
3.4 Quyết định giải quyết khiếu nại
3.5 Thời hạn giải quyết khiếu nại
Chương 4. Những quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo
4.1 Những quy định chung về tố cáo
4.2 Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo và người bị tố cáo.
3.3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
4.4 Trình tự thủ tục giải quyết tố cáo
CHUYÊN ĐỀ 2
CHỨNG THỰC VÀ CÔNG TÁC HỘ TỊCH (10 tiết)
PHẦN 1: CHỨNG THỰC
Chương 1. Những vấn đề chung về chứng thực
1.1. Những quy định chung
1.2. Quản lý nhà nước về chứng thực
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chứng thực
1.4. Hình thức văn bản chứng thực, chế độ lưu trữ.
1.5. Chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra.
Chương 2. Thủ tục chứng thực
2.1. Chứng thực hợp đồng, giao
2.2. Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
PHẦN 2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỘ TỊCH
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về Hộ tịch.
- Khái niệm hộ tịch, đăng ký hộ tịch và quản lý hộ tịch
1.2. Vị trí, vai trò của hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch
1.3. Quản lý nhà nước về hộ tịch
1.4. Việc ghi chép sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch; Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy từ hộ tịch.
1.5. Thống kê, báo cáo về hộ tịch.
1.6. Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.
Chương 1. Đăng ký hộ tịch
2.1. Đăng ký khai sinh
2.2. Đăng ký kết hôn
2.3. Đăng ký khai tử
2.4. Đăng ký việc nuôi con nuôi
2.5. Đăng ký giám hộ
2.6. Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
2.7. Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.
2.8. Đăng ký quá hạn, đăng ký lại.
CHUYÊN ĐỀ 3
NGHIIỆP VỤ VỀ HÒA GIẢI VÀ KỸ NĂNG HÒA GIẢI CÁC TRANH CHẤP VỀ DÂN SỰ VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH (20 tiết)
PHẦN I. NGHIỆP VỤ HÒA GIẢI (10 tết)
Chương 1. Những vấn đề chung về Hòa giải
- Khái niệm hòa giải
- Vai trò của hòa giải
- Lịch sử của Hòa giải
Chương 2. Các loại Hòa giải và các yếu tố của Hòa giải
- Các loại hòa giải
- Các yếu tố của hòa giải.
Chương 3 Chủ thể Hòa giải và phạm vi hòa giải
- Chủ thể hòa giải
- Phạm vi hòa giải
PHẤN II. KỸ NĂNG HÒA GIẢI CÁC TRANH CHẤP VỀ DÂN SỰ VÀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (10 tiết)
Chương 1. Kỹ năng cơ bản về hòa giải các tranh chấp về dân sự
- Khái niệm tranh chấp về dân sự
- Đặc điểm tranh chấp dân sự
- Vai trò của Hòa giải trong tranh chấp dân sự
- Các tình huống và Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về Dân sự
Chương 2. Kỹ năng hòa giải các tranh chấp về Hôn nhân và gia đình
2.1. Vai trò và dặc điểm của tranh chấp trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình
2.3 Các tình huống và Kỹ năng hòa giải các tranh chấp trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình.
CHUYÊN ĐỀ 4
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở ĐỊA PHƯƠNG (20 tiết)
PHẦN 1. QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (10 tiết)
Chương 1. Hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai
- Các văn bản pháp luật hiện hành về đất đai
- Những điểm cần lưu ý trong dự thảo sửa đổi Luật Đất đai
Chương 2. Nội dung cơ bản về các quy định của pháp luật đất đai hiện hành
2.1 Quy định về sở hữu đất đất đai
- Quy định về chế độ quản lý nhà nước về đất đai
- Quy định về chế độ sử dụng đất
- Quy định về địa vị pháp lý của người sưở dụng đất
- Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, xử lý vi phạm pháp luật đất đai
PHẦN II. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI.
Chương 1. Kỹ năng giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vi phạm về đất đai (10 tiết).
- Kỹ năng thu thập thông tin
- Kỹ năng xử lý thông tin
- Kỹ năng tư vấn, hòa giải và giải các tranh chấp về đất đai.
Chương 2. Các tình huống và kỹ năng giải quyết tình huống về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai.
2.1 Các tình huống tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
- 2 Kỹ năng giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
CHUYÊN ĐỀ 4
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở ĐỊA PHƯƠNG (20 tiết)
PHẦN 1. QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (10 tiết)
Chương 1. Hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai
- Các văn bản pháp luật hiện hành về đất đai
- Những điểm cần lưu ý trong dự thảo sửa đổi Luật Đất đai
Chương 2. Nội dung cơ bản về các quy định của pháp luật đất đai hiện hành
2.1 Quy định về sở hữu đất đất đai
- Quy định về chế độ quản lý nhà nước về đất đai
- Quy định về chế độ sử dụng đất
- Quy định về địa vị pháp lý của người sưở dụng đất
- Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, xử lý vi phạm pháp luật đất đai
PHẦN II. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI.
Chương 1. Kỹ năng giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vi phạm về đất đai (10 tiết).
- Kỹ năng thu thập thông tin
- Kỹ năng xử lý thông tin
- Kỹ năng tư vấn, hòa giải và giải các tranh chấp về đất đai.
Chương 2. Các tình huống và kỹ năng giải quyết tình huống về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai.
2.1 Các tình huống tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
- 2 Kỹ năng giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai